Đau cơ mông có thể bắt nguồn từ một số hệ luỵ căng cơ, đau thần kinh tọa, viêm bao hoạt dịch, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp... Cơn đau kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ vấn đề này.
Tổng quan về chứng đau cơ mông
Đau cơ vùng mông là bệnh được hình thành từ nhiều nguyên nhân như: căng cơ, nhiễm trùng cơ mông lớn hay cơ mông nhỡ và cơ mông bé. Các nhóm cơ này giúp duỗi khớp hông, hai cơ mông còn lại sẽ ổn định khớp hông và khớp gối giúp giảm tải áp lực khi ngồi, nằm, giữ tư thế ổn định cho toàn bộ vùng thân dưới.
Hầu hết, hội chứng đau ở mông không nguy hại với người bệnh, có thể cải thiện tại nhà nếu không đau. Tuy nhiên, chuyển biến nặng cần đến cơ sở y tế thăm khám để điều trị.
Để tránh tình trạng đau đớn kéo dài cần để ý đến những triệu chứng sau:
- Vết bầm tím hoặc đen xuất hiện trên mông và khi chạm vào sẽ cảm thấy đau đớn.
- Đau nhức đột ngột ở mông và có thể lan dần xuống đùi hoặc chân.
- Xuất hiện cục cứng ở mông gây khó khăn khi di chuyển.
- Vùng mông sưng tấy và nóng đỏ.
Nguyên nhân gây đau cơ mông
Đau cơ mông do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:
Va chạm bên ngoài
Khi té ngã sẽ khiến các mao mạch ở mông bị tổn thương gây ra những vết bầm tím, sưng tấy và đau cơ vùng mông. Tuy nhiên, chỉ cần chườm nóng hoặc lạnh sẽ khiến vết bầm nhạt dần, các cơn đau cũng sẽ biến mất.
Căng cơ
Người hoạt động thể chất quá nhiều, không khởi động kỹ trước khi tập thể dục hoặc di chuyển đột ngột. Điều này khiến ba nhóm cơ tại mông bị kéo dãn làm rách cơ gây ra các cơn đau đớn và sưng tấy.
Đau thần kinh tọa
Các nhà nghiên cứu thông kê, có khoảng 40% dân số thế giới trong khoảng 40 – 50 tuổi bị đau thần kinh tọa. Căn bệnh này khiến đau nhói cơ mông, đau rát ở thắt lưng và di chuyển dần xuống mông gây thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống. Về lâu dài, bạn sẽ cảm thấy chân tê yếu, đau nhức hoặc ngứa ran.
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch chèn giữa xương và các cơ quan xung quanh (gân, cơ bắp…) có tác dụng hỗ trợ cơ thể cử động. Tuy nhiên, khi bao hoạt dịch ở mông bị viêm sẽ dẫn đến hiện tượng sưng đỏ, đau từ mông lan xuống sau đùi khi ngồi hoặc nằm.
Thoát vị đĩa đệm vùng lưng dưới
Thoái hóa đĩa đệm vùng lưng dưới gây ra đau cơ mông khi cúi người hoặc nâng vật nặng lên cao. Theo thời gian, đĩa đệm bị thoái hóa sẽ lệch khỏi vị trí và đè lên các dây thần kinh gây ra đau đớn, khó chịu.
Viêm khớp
Tình trạng viêm đau cứng khớp bắt nguồn từ sự thoái hóa của các khớp khi tuổi tác tăng cao. Một số khác lại bị viêm khớp do hệ miễn dịch bị tấn công tạo ra cơn đau lan đến mông.
Tắc nghẽn, xơ vữa mạch máu
Đau cơ ở mông cũng có thể liên quan đến mạch máu như: tắc nghẽn mao mạch, xơ vữa động mạch,... Những cơn đau phát sinh gây khó khăn khi di chuyển, giảm sức mạnh chân và khả năng vận động ngày càng suy yếu.
Các phương pháp điều trị đau nhức vùng mông
Sau khi xác định chính xác nguyên nhân đau nhức cơ mông, muốn điều trị hiệu quả nên tham khảo một số phương pháp điều trị sau:
Chườm đá hoặc chườm nóng
Đối với cơn đau do va chạm, căng cơ, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chườm đá hoặc chườm nóng để giảm sưng đau. Khi thực hiện, chỉ cần đặt túi chườm nóng hoặc lạnh lên vùng bị đau khoảng 15 phút/lần.
Dùng thuốc giảm đau
Trong trường hợp quá đau, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như: paracetamol, naproxen... Tuy nhiên, không nên tự ý mua thuốc mà phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thăm khám bác sĩ
Mông bị đau do bệnh lý, bạn cần sớm đến bệnh viện kiểm tra để điều trị kịp thời. Tùy từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với mỗi người. Tốt nhất nên đến chuyên khoa cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình để để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Thực hiện trị liệu nhẹ nhàng
Phương pháp massage, bài tập vật lý trị liệu giúp thư giãn cơ khu vực bị chấn thương và cải thiện vận động tại vùng mông. Theo đó, việc thực hiện các động tác nhẹ nhàng để cơ thể tự bình phục, luyện tập giãn cơ vùng chân, hông và mông. Đồng thời, bạn nên nghỉ ngơi điều độ để có thời gian lành hẳn chấn thương.
Hiện nay, các sản phẩm ghế massage chăm sóc sức khỏe thiết lập nhiều chức năng hiện đại nhằm giảm thiểu tối đa các cơn đau nhức tại vùng cổ, vai, gáy, lưng, hông, mông. Trong đó, hệ thống túi khí nén cao cấp, con lăn massage đa năng, massage không trọng lực,... sẽ xoa dịu, nâng đỡ, giải tỏa căng thẳng và đau đớn tại nhiều vùng cơ bắp, xương khớp trên toàn bộ cơ thể.
Bài viết đã tổng hợp các thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả đau cơ mông. Hy vọng bạn có thể ứng dụng các phương pháp được chia sẻ để có kế hoạch điều trị phù hợp với sức khỏe thể chất của bạn.
XEM THÊM:
- Nguyên nhân đau cổ vai gáy đến từ đâu?
- Bí quyết giảm đau cổ bắt tay nhanh chóng