BỆNH SUY GIẢM TRÍ NHỚ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE BẠN NHƯ THẾ NÀO?

Thứ ba, 06/06/2023 11:36 (GMT+07)

Bệnh suy giảm trí nhớ có thể mắc ở nhiều đối tượng lứa tuổi khác nhau gây tác động tiêu cực đến từng công việc trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa suy giảm trí nhớ, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về chứng bệnh suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là tình trạng giảm chức năng nhận thức, ngăn chặn dẫn truyền và lưu giữ thông tin về não bộ. Căn bệnh này khiến nhận thức kém dần, gây sa sút trí tuệ, mắc chứng hay quên, giao tiếp khó khăn, thay đổi tâm trạng, khó đưa ra quyết định, luôn trong trạng thái thiếu tập trung, lơ đãng khi học tập hoặc làm việc.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành Alzheimer, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, làm việc ở cả người trẻ và người lớn tuổi. Dần dần, não bộ sẽ mất đi quyền điều khiển gây ra teo não, chết tế bào não, tổn thương mạch máu não, tổn thương chất trắng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, suy giảm trí nhớ góp phần làm già hóa dân số, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của khoảng 36 triệu người trên thế giới. Một số các quốc gia đang xem căn bệnh này là một trong những mục tiêu cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Trong đó, các nhà khoa học Anh đã và đang ưu tiên tiến hành tìm ra cách để ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ hiện nay.

Tại Việt Nam, khoảng 50% dân số mắc suy giảm trí nhớ và chuyển thành sa sút trí tuệ chỉ 3 năm sau đó. Người bệnh thường quên những việc mới vừa xảy ra như đóng cửa, gửi email, chìa khóa, tắt bếp,... Vì vậy, nếu không có biện pháp phòng ngừa và cải thiện đúng cách sẽ làm giảm nhận thức và gây khó khăn hơn khi sinh hoạt.

Suy giảm trí nhớ là tình trạng giảm chức năng nhận thức của não bộ

Một số dấu hiệu của chứng bệnh suy giảm trí nhớ

Các dấu hiệu suy giảm trí nhớ sớm rất đa dạng, tùy từng người và nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết đơn giản của bệnh như sau.

Hay quên

Bệnh hay quên là một trong những biểu hiện ban đầu của người bị suy giảm trí nhớ. Người bệnh có thể bị lú lẫn nhẹ, không tìm thấy đồ đạc, khó nhớ lại các sự kiện vừa xảy ra, gặp vấn đề về hiểu và xử lý thông tin. Hầu hết, khi con người già đi quá trình lão hóa của bộ não sẽ gây mất trí nhớ ngắn hạn và tạo ra những thay đổi nhất định bên trong cơ thể mà khó có thể phục hồi được như ban đầu.

Gặp vấn đề về giao tiếp

Những người mắc chứng suy giảm trí nhớ có thể cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp, trò chuyện, khó nhớ tên hoặc không tìm đúng từ ngữ trong một cuộc trò chuyện. Bên cạnh đó, một số biểu hiện thay đổi tâm trạng khác thường, luôn nghi ngờ, sợ hãi, dễ nóng giận, ngại tiếp xúc, mất sự đồng cảm với người khác.

Khó tập trung và ra quyết định

Người mắc chứng suy giảm trí nhớ thường mất tập trung, khó đưa ra các quyết định, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề phức tạp. Nhiều người còn giảm khả năng phán đoán, nhận định vấn đề, có hành vi bốc đồng và không nhận thức được những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải.

Người mắc chứng suy giảm trí nhớ thường mất tập trung, khó quyết định

Thay đổi tâm trạng liên tục

Những thay đổi về tâm trạng và tính cách có thể là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng suy giảm trí nhớ. Những người mắc chứng bệnh này có tốc độ thay đổi tâm trạng cực kỳ nhanh chóng và thất thường mà không có lý do rõ ràng. Một số người thường trở nên cáu kỉnh, lo lắng, trầm cảm hoặc dễ ủ rũ và buồn bã.

Mất phương hướng

Người bị suy giảm trí nhớ có thể bị lạc đường khi đến những địa điểm quen thuộc. Nhiều trường hợp người nhà phải đi tìm người bệnh nếu chẳng may không để ý, lơ là. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc và chữa bệnh suy giảm trí nhớ. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ mất khả năng đọc hiểu bản đồ, biển báo giao thông.

Sợ hãi những thay đổi

Hiện tượng tổn thương các vùng não gây suy giảm trí nhớ khiến người bệnh dễ bị sợ hãi hơn trước những thay đổi trong môi trường xung quanh. Theo đó, người bệnh có thể trở nên hoảng sợ, phản ứng gay gắt hoặc né tránh khi thử trải nghiệm mới do bối rối và không quen chịu trách nhiệm.

Người bệnh dễ bị sợ hãi hơn trước những thay đổi trong môi trường

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ bạn cần biết

Thông thường, não bộ của con người hoạt động khá tốt nhưng có xu hướng giảm dần do tuổi tác, thói quen sinh hoạt không điều độ, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng gây nên một số tổn thương cho não bộ. Cụ thể, các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ như sau.

Tác động của các gốc tự do

Tác động của các gốc tự do có trong quá trình chuyển hóa ảnh hưởng trực tiếp lên mô não chứa tới 60% lượng lipid có trong cơ thể. Ở người trẻ, hoạt động chuyển hóa diễn ra khá mạnh mẽ, các gốc tự do sản sinh ra trong lúc chuyển hóa khi tiêu thụ các loại thực phẩm như: đồ ăn nhanh, chất kích thích, thức ăn chứa nhiều năng lượng,… khiến các tế bào thần kinh dễ bị tổn thương, gây suy giảm trí nhớ.

Thường xuyên bị stress và trầm cảm

Nhiều người luôn phải chịu áp lực học tập, công việc, gia đình,… khiến bạn thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài. Điều này có thể khiến bạn khó tập trung, dễ bị phân tán và tốc độ phản ứng chậm hơn trước các tác động trực tiếp từ bên ngoài. Ngoài ra, tình trạng stress cũng khiến suy giảm khả năng nhận thức, trí nhớ của bạn sau một thời gian không khắc phục đúng đắn.

Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ vô cùng quan trọng giúp nạp lại năng lượng tích cực cho cơ thể. Đi ngủ giúp toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, cho phép hoạt động đào thải độc tố diễn ra từ từ. Ngoài ra, hiện tượng sóng não được tạo ra nhằm lưu trữ các thông tin cần thiết tại vùng vỏ não. Tuy nhiên, việc thiếu ngủ hay rối loạn giấc ngủ có thể làm ngưng trệ quá trình chuyển thông tin đến não khiến bạn mau quên.

Thiếu ngủ có thể làm ngưng trệ quá trình chuyển thông tin đến não

Tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh

Trường hợp bạn thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm như: đồ ăn nhanh, chất kích thích,… dễ sinh ra các gốc tự do làm tế bào thần kinh dễ bị tổn thương. Thông qua việc tiêu thụ nhiều độ ăn nhanh sẽ khiến não bộ bị hư hỏng, làm suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thường ngày của bạn.

Công việc quá tải

Khi bạn phải đảm nhận quá nhiều việc cùng một lúc, não bộ phải hoạt động quá tải gây nên chứng suy giảm trí nhớ ở người trưởng thành và người trẻ tuổi. Vì vậy, bạn chỉ nên tập trung làm tuần tự từng việc một, đồng thời không giải quyết quá nhiều vấn đề tại cùng một thời điểm để tránh quá tải thông tin xử lý cho não bộ.

Thiếu chất dinh dưỡng

Việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng như: sắt, canxi, magie,... sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu chất khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, da dẻ xanh xao, chóng mặt khiến trí nhớ giảm sút. Theo đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp não khỏe hơn, cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng não bộ, tăng khả năng phản xạ hiệu quả.

Các cách khắc phục và ngăn ngừa suy giảm trí nhớ

Mặc dù cơ thể của những người từ 20-25 tuổi có tốc độ chuyển hóa tế bào nhanh hơn so với người trung niên và người già. Tuy nhiên, theo ước tính có tới 3000 tế bào não bị chết đi mà sẽ không sản sinh thêm mỗi ngày chứng tỏ cơ thể người có xu hướng lão hóa nhanh chóng. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này, bạn nên có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt, hạn chế diễn biến bệnh tăng nặng hơn.

Tập thể dục đều đặn

Để ngăn ngừa suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức, bạn nên thực hiện các thói quen tập thể dục đều đặn để duy trì trạng thái thể lực, cải thiện huyết áp khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng giúp tăng cường dinh dưỡng và oxy cung cấp cho não bộ, thúc đẩy cải thiện hệ hô hấp và tuần hoàn.

Luyện tập thể dục thể thao cũng giúp tăng cường dinh dưỡng và oxy

Hạn chế căng thẳng, stress

Thả lỏng tâm trí, vận động nhẹ nhàng là cách hiệu quả để hạn chế tình trạng căng thẳng, stress. Hiện nay, nếu dành ra từ 15 - 30 phút/ngày để tập luyện một số bộ môn như thiền định hoặc tập yoga vừa giúp cải thiện tâm trạng vừa cho phép máu, oxy lưu thông lên nuôi não. Ngoài ra, hãy duy trì kết nối với bạn bè, gia đình và cộng đồng, tránh thực hiện những hành vi gây tổn thương não để phòng ngừa suy giảm trí nhớ.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn uống lành mạnh yêu cầu bổ sung các dinh dưỡng tốt cho não gồm vitamin B, omega-3, axit béo, choline. Theo đó, bạn có thể ăn nấm, ngũ cốc, sữa, cá biển, trứng gia cầm,... sẽ gia tăng trí nhớ, cải thiện hệ thống thần kinh, cho giấc ngủ ngon. Ngược lại, chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường, carbohydrate, bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích sẽ góp phần gia tăng stress, căng thẳng gây suy giảm trí nhớ.

Chế độ ăn uống lành mạnh yêu cầu bổ sung các dinh dưỡng tốt cho não

Massage giải tỏa căng thẳng

Tâm lý căng thẳng mệt mỏi thường tạo ra sự thay đổi tiêu cực trong thói quen sinh hoạt, đảo lộn giờ giấc ngủ nghỉ, ăn uống thiếu chất, suy nghĩ quá mức,... lâu dần khiến trí nhớ suy giảm. Việc massage giải tỏa căng thẳng là một trong những cách để giảm thiểu tình trạng căng thẳng, hạn chế các cơn đau nhức khó chịu xung quanh vùng cơ bắp và xương khớp mang đến cảm giác thư giãn thoải mái, ngăn ngừa thoái hóa não bộ và thể chất tốt hơn.

Như vậy, căn bệnh suy giảm trí nhớ có thể gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Theo đó, việc hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh giúp bạn có thêm kiến thức trong việc xây dựng phương pháp điều trị và cách khắc phục suy giảm trí nhớ hợp lý ở người già và người trẻ tuổi.

Để biết thêm thông tin về các sản phẩm ghế massage chăm sóc cơ thể hiệu quả, vui lòng liên hệ Hotline 1900 232396 hoặc trải nghiệm trực tiếp tại Hệ thống Showroom Poongsan trên toàn quốc.

Poongsan – Thương hiệu chăm sóc sức khỏe Hàn Quốc hơn 20 năm đồng hành cùng hàng triệu gia đình Việt. Với mục tiêu cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng, Poongsan cung cấp các thiết bị chất lượng hàng đầu như ghế massage, máy chạy bộ, xe đạp tập... tại Hệ thống hơn 100 showroom trải dài toàn quốc.

Chia sẻ:

NHẬN TƯ VẤN NHANH TỪ POONGSAN

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn!

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn!