Đau lưng bên trái bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nếu cơn đau lưng trái không chữa trị kịp thời sẽ khiến người bệnh có nguy cơ gặp những biến chứng nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý đau lưng bên trái, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh đau lưng bên trái
Đau lưng bên trái là tình trạng thoái hóa cơ xương khớp, chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi. Bệnh lý liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng vận động do thoái hóa xương khớp gây đau thắt lưng bên trái. Tình trạng kéo dài sẽ là tiền đề cho những bệnh lý nguy hiểm, đồng thời gây bất tiện trong cuộc sống.
Đau vùng lưng bên trái là cơn đau ở thắt lưng dai dẳng hoặc bùng phát theo từng đợt với dấu hiệu phổ biến như sau:
- Cơn đau âm ỉ, đau nhói ở lưng, vai, căng vùng cơ lưng bên trái.
- Vùng thắt lưng hoặc toàn bộ lưng có hiện tượng bị cứng, suy giảm khả năng vận động.
- Vùng cánh tay hoặc chân tê, suy yếu, ngứa ran.
- Đau lưng dẫn đến không tự chủ khi tiểu tiện, bàng quang mất kiểm soát.
Nguyên nhân gây đau lưng ở bên trái
Tổn thương hoặc căng cơ
Tổn thương cơ hoặc căng cơ trong thời gian dài dẫn đến đau thắt lưng ở người trẻ tuổi. Khi người bị liên tục hoạt động cơ bắp sẽ khiến xương và đốt sống chịu áp lực lớn. Khi các nhóm cơ bị lạm dụng quá mức khiến căng cơ kéo dài dẫn đến đau thắt lưng bên trái và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm lưng là tình trạng đĩa đệm bị rách lớp vòng sợi bên ngoài làm giảm khả năng giãn khiến chất nhầy rò rỉ, chèn ép rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra những cơn đau khi di chuyển, làm việc chân tay, lao động quá sức,… khiến cột sống bị tổn thương.
Bệnh lý về thận, tụy
Thận nằm ở vùng lưng dưới gần các xương thắt lưng và xương đốt sống nên khi mắc bệnh sẽ làm xuất hiện các cơn đau lưng hoặc thắt lưng. Đặc biệt, cầu thận bị vi khuẩn xâm nhập sẽ làm khởi phát sỏi thận và viêm tụy dẫn đến suy giảm chức năng lọc máu. Khi ấy, lưng sẽ đau nhói ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và điều hòa lượng đường trong máu.
Rối loạn chức năng khớp
Viêm khớp hoặc rối loạn chức năng cơ xương khớp làm suy giảm chức năng vận động của gân, xương, khớp, cơ, sụn. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, người lao động nặng hoặc ngồi làm việc không đúng tư thế. Một số loại rối loạn hay gặp bao gồm: đau thắt lưng bên trái, viêm đĩa đệm, thoái hoá cột sống, bệnh gout, viêm cơ tim, viêm khớp dạng thấp...
Mang thai
Quá trình mang thai làm tăng tiết hormone relaxin tạo áp lực nặng nề lên cột sống và vùng xương chậu của người mẹ gây ra đau lưng. Để cơn đau thuyên giảm, thai phụ cần giảm bớt lo lắng và thực hiện xoa bóp đơn giản để giảm đau tại nhà.
Khối u ở cột sống
Những người có triệu chứng đau ở lưng trên hoặc trung tâm có tỷ lệ bị u cột sống lên tới 70%. Các khối u cột sống làm tổn thương dây thần kinh gây đau nhức lưng, liệt, yếu và tạo ra cơn đau lưng bất thường.
Chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống thường do tai nạn đột ngột hoặc tổn thương trực tiếp tại vùng cơ xương thắt lưng. Tình trạng này khiến cột sống kèm theo tình trạng đau lưng bên trái hoặc cả hai bên làm mất khả năng hoạt động của cột sống của người bệnh.
Cách điều trị bệnh đau lưng ở bên trái bạn cần biết
Muốn điều trị bệnh đau bên trái lưng, bạn có thể thực hiện các phương pháp dưới đây:
Chườm nóng/lạnh
Phương pháp chườm bằng thảo dược nóng hoặc đá lạnh giúp giảm sưng tấy hoặc căng cứng cơ quá mức. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng tức thì không thể điều trị dứt điểm cơn đau do bệnh lý hoặc thoái hóa xương khớp.
Vật lý trị liệu lưng
Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động không cần điều trị bằng thuốc là cách được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể sử dụng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, bài tập vật lý liệu trị liệu dành riêng cho thắt lưng hoặc đeo đai định hình cột sống giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn.
Ngày nay, ghế massage chất lượng cao vừa xoa bóp vừa thực hiện bài tập vật lý trị liệu giúp cơ thể được thư giãn. Thiết bị sở hữu chức năng hiện đại như con lăn massage 3D-4D, túi khí chuyên sâu, nhiệt hồng ngoại sưởi ấm,... kết hợp kỹ thuật massage kiểu Nhật, Thái, Thụy Điển,... đỉnh cao mang đến cảm giác thoải mái ở lưng.
Sử dụng thuốc giảm đau
Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh hoặc chỉ định tiêm tê màng cứng để giảm đau thắt lưng bên trái do đau xương khớp. Tuy nhiên, biện pháp tiêm hoặc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, không thể điều trị dứt điểm bệnh.
Phẫu thuật
Sau khi đã chẩn đoán bệnh từ ảnh chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI cắt lớp,… bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi có khối u cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc tổn thương nặng vùng cơ lưng. Nhưng đây là biện pháp điều trị nhiều rủi ro nên bạn cần theo dõi, chú ý đến các triệu chứng và thăm khám tại cơ sở y tế khi có dấu hiệu nặng hơn.
Cách phòng ngừa và chăm sóc đau thắt lưng bên trái hiệu quả
Để chăm sóc và ngăn ngừa bệnh đau thắt lưng bên trái, bạn cần lưu ý:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, giảm chất đạm từ thịt đỏ, hải sản, thịt cừu, tôm, cua... Đồng thời hạn chế rượu bia để cải thiện sức khỏe tốt hơn.
- Tránh đứng hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu.
- Tránh những hoạt động nặng nhưng cũng không nên nằm yên trong thời gian dài. Hãy thực hiện những động tác giãn cơ đơn giản để duy trì cơ thể linh hoạt.
- Những người ít vận động có thói quen ngồi lâu nên tạo thói quen đứng dậy đi lại, vươn vai để xương và các bó cơ được thư giãn.
- Phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót để tạo sự ổn định cho vùng lưng.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát để sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể.
Bài viết đã tổng hợp các kiến thức cần thiết trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh đau lưng bên trái. Hy vọng bạn đọc có thể sử dụng các phương pháp trên để cải thiện sức khỏe và chất lượng sống tốt hơn.
XEM THÊM:
- Cách chữa đẩy lùi đau lưng bên phải
- Bí quyết giảm đau cổ bắp tay hiệu quả