Đau nhức toàn thân là triệu chứng xảy ra ngay khi vận động quá mức, thay đổi thời tiết hoặc khi đến kỳ kinh nguyệt. Tình trạng đau kéo dài có thể gây ra một số bệnh lý khác. Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây.
Đau nhức toàn thân là bệnh gì?
Đau nhức toàn thân là tình trạng cơ thể mệt mỏi, hạn chế cử động. Cơn đau kéo dài có thể tiềm ẩn căn bệnh nguy hiểm bởi cơ bắp, xương khớp đang chịu tổn thương. Những cơn đau do hệ thống cơ, xương khớp bị căng cứng trong thời gian dài dẫn đến viêm cơ hoặc xuất hiện các vấn đề về khác.
Những cơn đau nhức có thể diễn ra trong chớp nhoáng nhưng kéo dài âm ỉ khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống. Đồng thời, người bị còn có thể đối mặt với các triệu chứng mất ngủ, thường xuyên đau nhức đầu hoặc ăn uống không ngon miệng.
Các triệu chứng của đau nhức toàn thân
Người bị đau nhức toàn thân có xu hướng mệt mỏi và cảm thấy đau đớn tại nhiều vùng, vị trí khác nhau trên cơ thể. Theo đó, đau nhức mỏi thường xuất hiện các triệu chứng cụ thể như sau:
- Cảm giác đau cơ, đau đầu, đau các khớp xương
- Cảm giác rùng mình, ớn lạnh không rõ nguyên nhân, triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh, covid,...
- Đau tăng nặng khi suy nhược cơ thể, cơ thể ngày càng yếu và mệt mỏi
- Đau nhức toàn thân khi đến tháng kinh nguyệt ở phụ nữ
- Đau nhức toàn thân vào ban đêm hoặc sau khi ngủ dậy
Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người
Đau nhức cơ thể rất dễ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nếu đau nhức kéo dài mà không được chữa trị sẽ khiến bạn mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể, một số nguyên nhân có thể dẫn đến đau nhức mỏi toàn thân như sau.
Căng thẳng và áp lực
Các cơ bắp khi bị áp lực có xu hướng căng lên, đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, nếu bạn bị căng thẳng thường xuyên sẽ khiến các phần cơ bắp không có cơ hội được thư giãn mà càng trở nên căng cứng, đau lan lên vùng lưng và vai. Do đó, bạn cần biết cách xoa bóp, massage thư giãn để các cơ bắp và xương khớp được thả lỏng và phục hồi trở lại.
Vận động cường độ cao
Đau nhức toàn thân sau khi vận động ở cường độ cao thường xảy ra tình trạng căng thẳng, đau nhức các vùng cơ bắp trên cơ thể và bị ê ẩm toàn thân. Một số trường hợp là những người ít rèn luyện thể chất cho đến người không thói quen tập thể dục hay vận động viên chuyên nghiệp,... có thể gặp chấn thương bên trong, gây đau xương khớp nghiêm trọng.
Cơ thể thiếu nước
Nước là thành phần thiết yếu chiếm 70-80% trọng lượng của cơ thể, đảm nhiệm hoạt động trao đổi chất dinh dưỡng, oxy cần thiết nuôi dưỡng các tế bào bên trong cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước khiến bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chuột rút, nhức toàn thân. Còn nếu cơ thể bị thiếu nước trong thời gian dài khiến bạn cảm thấy chóng mặt, mất phương hướng, dễ lo lắng, cáu gắt, gây nguy hiểm cho cơ thể.
Thiếu ngủ trầm trọng
Các nhà khoa học cho biết, ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Những người khó ngủ và mất ngủ thường có triệu chứng nhầm lẫn, mất phương hướng, hay quên,... do khó khăn trong việc tái tạo các mô, tế bào của cơ thể. Não, các mô và tế bào không có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nên khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau nhức người.
Cảm lạnh, cảm cúm hoặc sốt virus
Một số triệu chứng của bệnh cảm lạnh, cảm cúm khi bị suy giảm hệ miễn dịch như sốt và nghẹt mũi, đau rát họng, nhức mỏi cơ, xương khớp vùng lưng, chân, tay. Trong trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp gây viêm phổi sẽ khiến cơ thể không nhận đủ oxy nuôi dưỡng mô, tế bào hồng cầu làm cơ thể đau nhức, không có sức sống.
Thiếu vitamin D và khoáng chất
Vitamin D và khoáng chất canxi có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và phân phối lượng canxi cần thiết để hoạt động bình thường. Nếu không có đủ vitamin D, canxi sẽ gây đau nhức xương khớp toàn thân, hạ canxi trong máu gây nên tình trạng đau nhức người thường thấy như: chuột rút, co giật, co thắt cơ,v.v.
Hội chứng đau cơ xơ hoá
Đau cơ xơ hóa là tình trạng cơ và xương đau nhức và nhạy cảm do chấn thương thể chất, hậu phẫu thuật, nhiễm trùng… Đau cơ xơ hóa có các triệu chứng khác bao gồm khó ngủ, mất ngủ, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, co/căng cứng cơ và cứng khớp, cảm giác ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân.
Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)
Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức, yếu ớt. Hội chứng này sẽ càng khiến cơ thể đau nhức toàn thân, đau cơ, các vấn đề về trí nhớ, đau họng… khi tập thể dục hoặc căng thẳng tinh thần. Hiện nay, không có cách chữa khỏi nhưng nếu bạn uống thuốc và vật lý trị liệu có thể kiểm soát diễn biến tăng nặng.
Viêm khớp
Đau nhức xương khớp toàn thân là các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp, xảy ra khi có phản ứng viêm tại các ổ khớp gây cứng khớp, sưng, nóng, đau vùng khớp, khó vận động, di chuyển. Nguyên nhân của tình trạng này là do sụn khớp bị phá vỡ, khiến nhiễm trùng ở khớp, mòn lớp niêm mạc quanh khớp do cơ chế tự miễn dịch gây nên.
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là loại bệnh tự miễn khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công các mô và cơ quan trong cơ thể. Khi bệnh Lupus khi biến chứng có thể gây ảnh hưởng đến khớp, cơ khiến các cơ quan này bị cứng, gây đau nhức, mệt mỏi, sưng tấy, khó khăn mỗi khi di chuyển.
Đau nhức toàn thân do Covid-19
Ngày nay, người bị Covid-19 có thể gặp một số triệu chứng như: ho, sốt, mệt mỏi, đau đầu, mất vị giác và khứu giác, viêm họng, khó thở và đau nhức toàn thân. Cụ thể, người bị nhiễm virus Sars-Cov-2 sẽ cảm thấy toàn thân đau mỏi, sưng phù, khó cử động. Theo dữ liệu từ nghiên cứu, đau nhức toàn thân có thể kéo dài từ 2-5 ngày hoặc 7-8 ngày với người trên 35 tuổi.
Suy nghĩ tiêu cực
Khi gặp căng thẳng, lo lắng thường xuyên, hệ thống tự miễn dịch trong cơ thể không thể kiểm soát các phản ứng viêm, đau nhức toàn thân. Một số triệu chứng kéo theo nhịp tim cao, tăng huyết áp, bốc hỏa, đổ mồ hôi lạnh, nhức đầu, đau đầu hoặc đau nửa đầu,... gây nguy hiểm đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.
Cách giảm đau nhức xương khớp toàn thân cho bạn
Để loại bỏ cảm giác đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả, bạn cần thực hiện một số cách dưới đây.
Massage thư giãn giảm đau đúng cách
Theo y học cổ truyền, thực hiện massage đúng cách giúp giảm đau xương khớp, lưu thông khí huyết đến các vị trí bị tổn thương, giảm căng cứng cơ, cải thiện chuyển động và giảm nhẹ cảm giác đau nhức. Dưới đây là một số cách massage xoa bóp giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả:
- Xoa bóp vai gáy
Bước 1: Thực hiện chà lòng bàn tay lên vùng sau cổ để tạo cảm giác ấm nóng
Bước 2: Dùng tay nắn bóp các cơ nhẹ nhàng quanh cột sống cổ, vai, gáy
- Xoa bóp lưng
Bước 1: Dùng hai bàn tay xát mạnh vùng lưng, mỗi động tác xoa xát thực hiện khoảng 2 phút để làm ấm da
Bước 2: Day rồi đấm hai bên thắt lưng 3 lần, dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út và ngón tay cái ấn xuống da và di chuyển theo hình tròn
Bước 3: Dùng tay lăn dọc theo hai khối cơ cạnh cột sống xuống hông trong 2 – 3 phút, sau đó lăn tiếp từ hông xuống chân
Bước 4: Lấy cả hai bàn tay, ngón cái và các ngón khác bóp vào cơ lưng, ấn ngón tay để tìm điểm đau, rồi day từ nhẹ đến mạnh, một lần xoa bóp khoảng 20 phút
- Xoa bóp bàn chân
Bước 1: Xoa mạnh hai lòng bàn chân với nhau khoảng 10 – 20 lần, xoa phía ngoài mu bàn chân khoảng 10 – 20 lần rồi đổi bên
Chườm nóng
Chườm nóng là biện pháp giảm đau xương khớp phù hợp với những trường hợp đau do bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp, gout. Phương pháp này có tác dụng làm giãn mạch máu, kích thích lưu thông máu tại vùng bị đau, căng cứng, điều hòa thần kinh cảm giác, giảm cơn đau hiệu quả.
Chườm nóng bạn nên sử dụng nhiệt độ ấm vừa đủ khoảng 33-38 độ C, không chườm tại khu vực bầm tím, sưng tấy, mất cảm giác, có vết thương hở hoặc người đau khớp có bệnh tiểu đường, viêm da, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)… Đồng thời bạn cũng không nên chườm quá 20 phút/lần, mỗi lần chỉ nên kéo dài 30 phút hoặc hai giờ.
Chườm lạnh
Tương tự như chườm nóng, phương pháp chườm lạnh có tác dụng giãn mạch máu, kích thích lưu thông máu tại vị trí viêm khớp, đau cổ, vai, gáy, lưng, đau đầu gối cấp tính và bong gân, trật khớp khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, vận động quá mức, làm việc sai tư thế…. Liệu pháp này sẽ làm co mạch máu, gây tê, giảm tốc độ viêm, hạn chế nguy cơ sưng tấy.
Vật lý trị liệu kết hợp Chiropractic
Vật lý trị liệu Chiropractic là phương pháp nắn chỉnh cột sống khỏi sai lệch trong cấu trúc xương khớp trở lại vị trí ban đầu. Các kỹ thuật vật lý trị liệu kết hợp với hệ thống máy móc tiên tiến như sóng xung kích, nhiệt hồng ngoại,... có thể kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể, ngăn ngừa tái phát về lâu dài, cải thiện khả năng vận động nhanh hơn. Đặc biệt, phương pháp này cho phép phục hồi chức năng vận động một cách tự nhiên mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật.
Lưu ý khi thực hiện phương pháp giảm đau ê ẩm toàn thân
Bên cạnh các phương pháp giảm đau nhức toàn thân, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
Dành thời gian nghỉ ngơi
Đối với người bệnh viêm khớp mạn tính hoặc khớp đau do tổn thương dây chằng hoặc lớp sụn, nghỉ ngơi là cách giúp giảm đau rất nhiều. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên dành thời gian khoảng 30 phút/ngày để vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,… nhằm tránh tình trạng căng cứng khớp và yếu cơ do bất động tại chỗ quá lâu.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt
Người bệnh nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie, axit béo, chất xơ để vừa kiểm soát cân nặng, vừa giúp xương khớp luôn dẻo dai. Đặc biệt đối với những người thừa cân, bạn nên giảm trọng lượng hơn 10% sẽ giảm tình trạng đau và cải thiện chức năng của khớp.
Bổ sung hoạt chất giảm viêm
Những người thường xuyên đau nhức toàn thân nên kết hợp bổ sung các hoạt chất như glucosamine, chondroitin… để làm giảm viêm, giảm đau, thúc đẩy tái tạo sụn và xương dưới sụn hiệu quả.
Không sử dụng chất kích thích
Rượu bia, thuốc là, cà phê và các chất kích thích có gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Theo đó, khi sử dụng quá nhiều rượu bia sẽ làm giảm lượng canxi trong cơ thể, ngăn chặn sự hình thành của tế bào xương gây ra bệnh loãng xương. Bên cạnh đó, rượu bia còn gia tăng lượng axit uric khiến bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức và mỏi xương khớp.
Tập luyện xương khớp linh hoạt
Một chế độ luyện tập đúng cách, đúng động tác kết hợp thở sâu, nhịp nhàng không chỉ hỗ trợ giảm đau xương khớp. Tập luyện cũng góp phần tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho các khối cơ, dây chằng ở vùng lưng hiệu quả. Tùy vào tình trạng tổn thương mà bạn lựa chọn hình thức tập phù hợp như: đi bộ, yoga, đạp xe, tập thái cực quyền,...
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về các triệu chứng gây ra đau nhức toàn thân. Hy vọng, bạn có thể sử dụng các kiến thức trên để có biện pháp phòng ngừa, điều trị và giảm đau nhức hiệu quả.
Để biết thêm thông tin về các sản phẩm ghế massage xoa bóp thư giãn giảm đau cơ bắp và xương khớp, máy chạy bộ, xe đạp tập chất lượng, vui lòng liên hệ Hotline 1900 232396 hoặc trải nghiệm trực tiếp tại Hệ thống Showroom Poongsan trên toàn quốc.
XEM THÊM:
- Các phương pháp giảm đau xương khớp ở người già
- Các thông tin liên quan đến đau cổ vai gáy
- Bí quyết giảm đau cơ bắp tay hiệu quả