Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang chứng kiến những sự thay đổi lớn. Đặc biệt, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 càng đặt ra yêu cầu đổi mới đồng bộ hệ thống ý tế để có thể thích ứng với tình hình mới. Cùng Poongsan tìm hiểu về hiện trạng ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam trong năm 2021.
Tổng quan về hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam năm 2021
Thị trường chăm sóc sức khỏe
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang có sự gia tăng nhanh chóng với tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16.1 tỷ đô (2017) lên 20 tỷ đô (2020). Cùng với đó, chi tiêu trong ngành dược phẩm cũng có mức tăng tương xứng lên đến 6.6 tỷ đô (năm 2020).
Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16.1 tỷ đô (2017) lên 20 tỷ đô (2020)
(theo The Vietnam Digital Healthcare Market)
Về chỉ tiêu, thị trường ngành chăm sóc sức khỏe đang có sự phân chia khá đồng đều giữa khối nhà nước và khối tư nhân. Trong đó, khối tư nhân tuy chỉ chiếm 6% tổng số giường bệnh nhưng lại chiếm tới 50,5% tổng số chi tiêu cho ngành y tế. Điều này đồng nghĩa tổng chi tiêu tại hệ thống bệnh viện công vẫn còn thấp.
Bệnh viện tư nhân chỉ chiếm 6% tổng số giường bệnh nhưng chiếm tới 50,5% tổng số chi tiêu cho ngành y tế
(theo The Vietnam Digital Healthcare Market)
Chương trình bảo hiểm y tế cơ bản đã có sự tham gia của đông đảo người dân. Nhiều gia đình còn sẵn sàng mua thêm cho mình những bảo hiểm nâng cao để trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Trong khi nhu cầu tự chi trả chi phí của người dân ngày càng nhiều thì tổng chi tiêu tại cơ sở công lập lại chưa có sự tăng trưởng tương xứng. Thực trạng này phần nào cho thấy hệ thống bệnh viện công chưa đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe
Hệ thống y tế ở nước ta mở rộng từ trung ương đến cơ sở theo phân cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã giúp tiếp cận tốt hơn với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Nhiều bệnh viện mới hiện đại, bệnh viện đa khoa quốc tế lần lượt mọc lên ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh cho đến các thành phố nhỏ hơn như Nha Trang, Vũng Tàu,... Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và cơ sở vật chất cũng được đầu tư phát triển liên tục. Đặc biệt, y học Việt Nam có sự kết hợp linh hoạt giữa Đông và Tây y cho hiệu quả điều trị tốt.
Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe vẫn phải đối mặt với tình trạng quá tải. Đặc biệt là ở tuyến trung ương, các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Từ Dũ, Ung bướu TP.HCM, Việt Đức…. thường phải hoạt động từ 120% - 200% công suất. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng tập trung này là do người dân chưa đủ tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh.
Đội ngũ nhân viên y tế
Nhìn chung, đội ngũ nhân viên y tế có trình độ và được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, số lượng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn dân. Theo thống kê, tỷ lệ bác sĩ tại Việt Nam là 8 bác sĩ/ 10,000 dân, thấp hơn đáng kể so với các nước láng giềng tiên tiến trong khu vực như Singapore (23/1000) và Malaysia (15/1000). Số lượng bác sĩ, y tá và nhân viên y tế cũng tập trung chủ yếu ở bệnh viện tuyến trung ương khiến tình trạng người dân đổ xô về đây ngày càng lớn.
Nhà thuốc ở nước ta về cơ bản đã đạt các tiêu chuẩn về nguồn gốc, chất lượng, bảo quản và lưu trữ thuốc. Hệ thống nhà thuốc phân bố rộng khắp giúp người dân dễ dàng mua thuốc theo toa hoặc không theo toa (theo quy định).
Những thay đổi mới trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam
Với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là đại dịch Covid-19, hệ thống y tế của tất cả các quốc gia phải đối mặt với thách thức lớn chưa từng có. Điều này đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ để vừa đảm bảo vấn đề “sống còn” vừa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Digital Healthcare (chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số) phát triển mạnh mẽ
Ứng dụng công nghệ vào hệ thống chăm sóc sức khỏe đang là xu hướng phát triển nhanh nhất hiện nay. Rất nhiều bệnh viện đã xây dựng hồ sơ bệnh án điện tử để thuận tiện hơn trong việc quản lý thông tin. Người dùng ngày càng sử dụng nhiều các thiết bị chăm sóc sức khỏe đeo tay. Đặc biệt mùa dịch Covid-19, công nghệ lại càng thể hiện được vai trò hữu ích. Các ứng dụng theo dõi sức khỏe như Bluezone, sổ sức khỏe điện tử,... giúp theo dấu người bệnh qua bluetooth. Dịch vụ tư vấn và khám chữa bệnh từ xa cũng góp phần giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trong thời gian giãn cách.
Hệ thống bệnh viện tư nhân sử dụng nguồn vốn nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều
Sự nới lỏng các quy định về đầu tư nước ngoài của Chính phủ đã góp phần thu hút nguồn vốn lớn vào lĩnh vực y tế. Trong vòng chưa đầy 10 năm (2011-2020),số giường bệnh viện tư nhân đã tăng gấp 3 lần. Nhiều tên tuổi lớn xuất hiện với nguồn vốn lớn hỗ trợ từ các tập đoàn quốc tế như VinaCapital, Taisho Nhật Bản,...
Có thể nói, hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang có những sự thay đổi lớn lao nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong tình hình mới. Để góp phần vào hành trình chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt, Poongsan không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển các thiết bị chăm sóc sức khỏe chuyên dụng chất lượng hàng đầu như: Ghế massage, máy chạy bộ và xe đạp tập. Với kinh nghiệm hơn 20 năm tại Việt Nam, Poongsan là người bạn đồng hành tin cậy của các gia đình Việt.
Bạn đã sẵn sàng trải nghiệm các thiết bị sức khỏe đỉnh cao từ Poongsan. Để lại SĐT hoặc comment để được tư vấn miễn phí!
– Hotline bán hàng: 1900 232396
– Hotline bảo hành và CSKH: 1900 2270