Đau bắp chân là tình trạng đau nhức, mệt mỏi và nặng chân phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Các triệu chứng đau nhức thường xuất hiện vào cuối ngày, sau khi bạn vận động cường độ lớn. Vậy đau bắp chân là bệnh gì và cách chữa như thế nào, mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau.
Tổng quan về bệnh đau bắp chân
Đau bắp chân là gì?
Đau bắp chân là những cơn đau âm ỉ do chấn thương cơ, xương, gân hoặc nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Cơn đau chạy dọc từ mông xuống đùi, bắp và cẳng chân. Mặc dù không gây ra vấn đề nghiêm trọng nhưng dai dẳng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Trường hợp bị đau ở mức độ nhẹ có thể chữa trị đơn giản tại nhà nhưng khi vấn đề trở lên trầm trọng thì cần tìm đến bác sĩ để chấm dứt cảm giác khó chịu.
Dấu hiệu đau nhức bắp chân
Đau vùng bặp chân không phải cảm giác xuất phát từ trong xương nên thời gian đầu triệu chứng không rõ ràng. Bạn có thể xác định vấn đề dựa vào một số dấu hiệu sau:
- Vùng bắp chân nóng, đỏ, sưng tấy.
- Đột nhiên cảm thấy lạnh ở chân, bàn chân, ngót chân.
- Ở bắp chân và chân có cảm giá ngứa ran hoặc tê.
- Đôi chân đột ngột yếu đi, khó khăn trong khi di chuyển.
- Chân bị giữ nước.
Nguyên nhân gây đau đớn ở bắp chân
- Chuột rút: Tình trạng này xảy ra do mất nước, chất điện giải và vận động trong thời gian dài gây ra khó chịu và đau đớn. Bên cạnh đó, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến cơ co giãn kém gây đau nặng phần bắp chân. Đây là mức độ đau nhẹ nên chỉ cần xoa bóp, đắp khăn ấm thì cơn đau thuyên giảm.
- Giãn hoặc rách cơ: Một phần hoặc toàn bộ sợi cơ bị giãn, rách gây ra những cơn đau đột ngột. Đau đớn ở bắp chân âm ỉ và trầm trọng hơn mỗi khi di chuyển.
- Dây thần kinh bị chèn ép: Khi hệ thần kinh bị chèn ép sẽ không phát tín hiệu đến các chi dưới chính xác. Cơn đau ở bắp chân sẽ xảy ra khi xương cột sống hẹp và chèn ép vào dây thần kinh.
- Thời tiết thay đổi: Hè đến, tình trạng đau ở bắp chân có xu hướng tăng lên. Đó là do nồng độ vitamin D đạt đỉnh điểm khiến cơ thể phải kích hoạt quá trình cân bằng tự nhiên gây ra cơn đau.
- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu canxi, magie, kali cũng khiến bạn bị đau ở bắp chân.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Thuốc Fluvastatin, Atorvasratin có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ. Người bị sẽ bị chuột rút, đau nhức dai dẳng, thậm chí phải nằm một chỗ và không thể vận động.
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao, hệ cơ - xương trong cơ thể dần lão hóa. Khi vận động, khung xương chân sẽ không thể chống đỡ được toàn bộ cơ thể và chèn ép lên cơ chân gây đau nhức.
Đột ngột đau bắp chân cảnh báo bệnh gì?
Đau cách hồi động mạch
Đau cách hồi động mạch là một trong những triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên do xơ cứng động mạch khiến máu khó lưu thông đến chân. Khi bị vấn đề này, bạn sẽ có cảm giác đau, mỏi, yếu chân nên cần nghỉ ngơi, hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol, chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
Viêm gân Achilles
Gân Achilles là dải mô nối phần bắp chân với xương gót chân nên tổn thương gân có thể ảnh hưởng tới bắp chân. Những cơn đau mỏi bắp chân sẽ xuất hiện do viêm gân Achilles xảy ra khi bắt đầu hoạt động thể thao hoặc tập luyện liên tục trong thời gian dài. Ngoài ra, người bị tình trạng này này còn có dấu hiệu tê cứng ở bắp chân vào buổi sáng.
Hội chứng chèn ép khoang
Hội chứng chèn ép khoang cấp tính xảy ra khi máu thừa, dịch tích tụ trong khoang tạo áp lực mô trong khoang cân – xương kín. Một số triệu chứng như đau, sưng, tê, ngứa ran và nhức mỏi phần bắp chuối. Khi tình trạng này mãn tính sẽ gây bạn đau nhức khi vận động, các cơ sưng khó di chuyển.
Suy giãn tĩnh mạch
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở những người làm công việc phải đi lại nhiều, đứng nhiều. Thông thường các trường hợp giãn hoặc suy giãn tĩnh mạch ở chân bị tổn thương sẽ gây ứ đọng máu, ngăn van hoạt động đưa máu từ chân về tim. Trường hợp bị suy giảm tĩnh mạch dày và phồng lên có thể gây đau cơ bắp chân.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
Tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu do cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch nằm sâu trong chân xảy ra khi bạn đứng/ngồi lâu, huyết áp cao hoặc rối loạn đông máu. Nếu cục máu đông ở chân vỡ ra, có thể di chuyển đến phổi làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng. Triệu chứng của bệnh bao gồm: chân bị đỏ hoặc viêm, đau nhức bắp chuối khi đứng hay đi bộ.
Cách giảm đau cơ bắp chân hiệu quả
Chườm lạnh/nóng
Chườm lạnh/nóng là một trong những biện pháp đơn giản nhất để làm giảm đau cấp tính ở bắp chân. Bạn có thể dùng túi chườm lạnh đựng nước đá hoặc nước ấm rồi áp lên vùng bị tổn thương để hạn chế căng cơ.
Chườm lạnh đem đến hiệu quả trong vòng 48 giờ sau khi tập luyện và chườm nóng khoảng 10 -15 phút là đủ để thư giãn cơ bắp mang đến cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, không nên chườm quá lâu để tránh tình trạng không nghiêm trọng thêm.
Tắm muối và thảo dược thư giãn
Liệu pháp tắm muối và tắm thảo dược không thể bỏ qua khi muốn giảm đau cơ bắp. Cụ thể:
- Tắm muối Epsom: Pha nước tắm ấm thêm muối Epsom có tác dụng giảm đau cơ, giảm viêm cơ bắp. Ngâm mình trong bồn nước với nhiệt độ khoảng 37 - 40 độ C sẽ kích thích máu lưu thông tốt hơn.
- Tắm thảo dược: Các tinh chất thảo dược như bạch đàn, oải hương,... là thành phần kháng viêm. Các thảo dược dễ dàng thẩm thấu qua các tế bào da và mô mỡ giúp giảm đau, phục hồi tổn thương và thư giãn tinh thần.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nhiều người thường có thói quen tự sử dụng thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau cơ bắp. Trên thực tế, nhiều trường hợp đau nhức bắp chân nghiêm trọng sẽ cần sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, đau ở mức độ nhẹ thì bạn hoàn toàn không cần sử dụng thuốc.
Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu
Ngoài các phương pháp kể trên, các bác sĩ y học cổ truyền khuyến khích sử dụng liệu pháp massage, bấm huyệt và châm cứu để kích thích các vùng huyệt đạo gây ra cơn đau. Bên cạnh đó, hãy kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động.
Làm thế nào để ngăn ngừa cơn đau cơ bắp chân?
Để tình trạng đau nhức bắp chân quay trở lại cần lưu ý một vấn đề dưới đây:
- Thực hiện giãn cơ trước và sua khi luyện tập để tăng cường sức mạnh cơ bắp và ngăn ngừa chấn thương.
- Tập luyện thể thao điều độ, tăng dần bài tập để hạn chế chấn thương và chuột rút.
- Chỉ nên nạp khoảng 50% caffein sau khi tập luyện để hạn chế đau nhức.
- Sau khi luyện tập nên thực hiện xoa bóp các cơ, ngâm mình trong bồn... để cơ thể phục hồi.
- Người thường xuyên vận động cần bổ sung các loại nước chứa ion, khoáng chất... để bù khoáng và giữ sức lực.
- Bổ sung trong chế độ ăn những thực phẩm kháng viêm, giàu chất chống oxy hóa như: dưa hấu, nghệ, cherry, dứa, gừng... giúp ổn định nhịp tim, giảm đau cơ.
- Người lớn tuổi, bà bầu, người ít vận động là những đối tượng dễ bị đau phần bắp chân. Bạn nên tập thói quen đứng lên, co duỗi nhẹ nhàng sau 1-2 giờ.
Qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu dẫn đến đau bắp chân. Bạn có thể ứng dụng một số phương pháp được gợi ý để chữa trị đau cơ bắp chân. Ngoài ra, các thiết bị massage cũng là lựa chọn hoàn hảo giúp giảm đau nhức bắp chân hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn dòng ghế massage cao cấp của Poongsan ứng dụng công nghệ hiện đại, tích hợp liệu pháp trị liệu bằng hồng ngoại sẽ tăng hiệu quả trị liệu.