Căng thẳng kéo dài khiến con người có những biểu hiện tâm lý, cảm xúc bất thường làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Vậy căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Hãy cùng Poongsan tìm hiểu trong bài viết sau.
Căng thẳng là gì?
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, căng thẳng được định nghĩa là phản ứng tự nhiên của con người khi phải đối mặt và giải quyết những thách thức trong cuộc sống.
Nguyên nhân gây ra stress gồm một số yếu tố như: áp lực cuộc sống, mất mát người thân, làm việc trong môi trường quá sáng hoặc quá ồn. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc, chất kích thích, thiếu ngủ, sử dụng cafeine, rượu, suy nghĩ tiêu cực cũng có thể gây ra stress. Tình trạng này kéo dài sẽ tác động xấu tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
Triệu chứng và dấu hiệu stress nặng
Cơ thể mệt mỏi
Những người bị stress nặng không chỉ sa sút tinh thần mà cơ thể còn thường xuyên mệt mỏi. Khi đó, bạn có thể gặp tình trạng đau đầu, mất ngủ, đau nhức cơ bắp, xương khớp, chuột rút phần cổ, vai, lưng, chân, tim đập nhanh, đau ngực và buồn nôn.
Giảm sút trí nhớ
Hầu hết, người bị căng thẳng quá mức đều bị sa sút tinh thần nghiêm trọng, suy giảm trí nhớ và sự tập trung. Đồng thời họ cũng thiếu quyết đoán, thường xuyên rơi vào trạng thái lơ ngơ, lú lẫn và mất đi tính hài hước vốn có. Hơn nữa, việc giảm sút trí nhớ làm giảm hiệu quả công việc, lâu dần bạn có thể mắc các bệnh Alzheimer, Parkinson,...
Thay đổi hành vi, tính cách
Những người bị stress kéo dài có thể gây ra những thay đổi về hành vi và tính cách như sau:
- Rối loạn cảm xúc và hành vi hung hăng: hối hả, bồn chồn, cáu gắt, tức giận, thù địch, khóc, la hét, đổ lỗi và thậm chí đập vỡ hay ném đồ vật xung quanh.
- Không còn quan tâm đến ngoại hình.
- Không có kỷ luật giờ giấc, giảm hiệu quả công việc.
- Thất vọng, bị ám ảnh trong thời gian dài.
- Nói dối hoặc kiếm cớ để che đậy hành vi.
- Tự cô lập bản thân, phòng thủ hoặc nghi ngờ quá mức.
- Tính cách bốc đồng.
Mắc hội chứng rối loạn lo âu
Người mắc hội chứng rối loạn lo âu thường lo lắng, tức giận, thất vọng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên nhẫn và nóng tính. Tại một số quốc gia phát triển, hội chứng rối loạn lo âu được cho là dạng bệnh tâm thần nhẹ có thể điều trị bằng thuốc hoặc trị liệu tâm lý.
Tăng nguy cơ trầm cảm
Stress kéo dài làm người ta mất cảm hứng, không còn niềm vui trong cuộc sống dẫn đến trầm cảm. Bệnh thường xuất hiện kèm tình trạng rối loạn hành vi. Vì vậy, họ thường có tâm lý phức tạp, dễ dàng sợ hãi, mất niềm tin, rối loạn giấc ngủ và mắc các bệnh mãn tính khác.
Cách ngăn ngừa, quản lý căng thẳng hiệu quả
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục làm giảm trạng thái căng thẳng thường xuyên đối với thể chất và tinh thần. Bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục dành riêng cho tim mạch như: đi bộ, bơi lội, đạp xe, chạy bộ... Luyện tập khoảng 3-4 lần/tuần tùy vào thể trạng cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể tập luyện các bài tập đơn giản như: yoga, pilate, thiền định...
Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh
Thói quen ăn uống và dinh dưỡng lành mạnh góp phần duy trì năng lượng và trạng thái khỏe mạnh để ổn định cân nặng, tinh thần hiệu quả. Bạn cần ăn đủ bữa, đủ các chất cần thiết mỗi ngày. Đồng thời, tránh xa nicotine, caffeine và các chất kích thích khác. Đặc biệt, đi ngủ đúng giờ để tâm trạng tốt hơn.
Kiểm soát trạng thái cảm xúc
Những cảm xúc tiêu cực dù nhỏ nhưng cũng là yếu tố gây căng thẳng tinh thần. Hãy bình tĩnh trước những thử thách để tìm cách điều khiển cảm xúc của cơ thể. Mạnh mẽ rời khỏi môi trường gây stress cho bạn và nghỉ ngơi đầy đủ.
Duy trì lối sống tích cực lành mạnh
Duy trì lối sống lành mạnh, thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, bạn không nên đặt kỳ vọng quá cao mà cần chấp nhận những cảm xúc và giới hạn của bản thân. Đừng quên dành thời gian thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
Thăm khám bác sĩ khi cần
Chuyên gia sức khỏe tâm thần cho biết, bạn cần can thiệp y tế khi phát hiện nỗi lo lắng, sợ hãi của bạn liên tục kéo dài. Bác sĩ sẽ dựa vào tính cách và lối sống của bạn để đưa ra biện pháp giảm căng thẳng. Việc điều trị bắt đầu từ chữa trị triệu chứng đơn giản đến chăm sóc và kiểm tra tình hình sức khỏe định kỳ khi nhập viện.
Thư giãn bằng nhiều hình thức
Tập hít sâu thở chậm là cách điều chỉnh phản ứng cơ thể với stress giúp nhịp tim và hô hấp trở lại bình thường. Các hình thức thư giãn như: châm cứu, massage, bấm huyệt trị liệu... đều giảm căng thẳng, phục hồi cơ bắp giúp bạn kiểm soát căng cơ, nhịp tim, huyết áp tốt hơn. Trong đó, phương pháp massage làm nóng cơ bắp sẽ cải thiện lưu thông máu và giảm căng cứng cơ bắp.
Hiện nay, nhiều người lựa chọn thiết bị massage thiết lập các bài xoa bóp, bấm huyệt chuyên sâu vừa giảm đau nhức vừa giảm stress hiệu quả. Đặc biệt, phải kể đến dòng ghế massage cao cấp tích hợp công nghệ xoa bóp nâng cao như: con lăn massage 3D - 4D, túi khí nén, nhiệt hồng ngoại, hệ thống trục S-L Shaped ôm trọn cơ thể,... Bạn sẽ được tận hưởng cảm giác thư giãn hoàn toàn.
Căng thẳng là một phần của cuộc sống mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Những cảm xúc tuyệt vọng, kiệt quệ, chán nản kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Vì vậy, bạn có thể áp dụng một số giải pháp được đề cập trong bài để giải quyết triệt khi bị stress liên tục.