Căng cơ bắp chân - chấn thương phổ biến xảy ra khi hoạt động thể thao hoặ sinh hoạt hàng ngày quá mức. Các cơn đau có diễn biến từ nhẹ đến nặng, tùy vào mức độ tổn thương. Tình trạng này không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng gây nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày.
Căng cơ bắp chân là gì?
Căng cơ bắp chân là tổn thương các cơ ở phía sau chân do hoạt động liên tục với cường độ cao. Hiện tượng căng cơ này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, phổ biến nhất với nam giới từ 30 – 50 tuổi thường xuyên vận động thể thao. Hiện tượng căng cơ ở bắp chân không chỉ gây ra cảm giác căng cứng mà còn khiến mắt cá chân và đầu gối khó hoạt động bình thường.
Tình trạng căng cơ sẽ khiến các bó cơ bắp chân có thể bị co lại và giãn ra ra đột ngột khiến cơ thể gặp phải cảm giác như:
- Đau đớn, khó chịu khi kiễng chân lên hoặc gập cổ chân lại.
- Bị căng cơ tại bắp chân khi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy.
- Tê ngứa, đau âm ỉ ở bắp chân, cảm giác đau tăng dần lên khi vận động.
- Đau đột ngột ở phía sau cẳng chân.
- Bắp chân bị sưng tấy hoặc bầm tím.
Nguyên nhân khiến bắp chân bị căng cơ
Vận động quá sức
Vận động quá sức là nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng căng cơ chân. Người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao như cầu lông, chạy bộ, bóng đá,... dồn lực quá mức khiến các sợi cơ sẽ bị kéo căng ra, dẫn đến giãn hoặc rách cơ.
Tuổi tác và giới tính
Một số nghiên cứu chỉ ra, người từ 30 – 50 tuổi có khả năng bị căng cơ nhiều hơn, đặc biệt là nam giới trên 40 tuổi. Thói quen hoạt động thể chất cao với tình trạng lão hóa cơ thể tự nhiên nhanh khiến cơ bắp bị hao hụt, dễ bị chấn thương.
Mắc các bệnh lý
Người mắc một số bệnh lý như: bệnh mạch máu ngoại vi (PVD), huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) khiến máu huyết lưu thông đến vùng chân kém nên bắp chân bị căng cơ. Các bệnh lý đó sẽ gây sưng, đau, tắc nghẽn mạch máu lâu ngày làm giãn tĩnh mạch và biến chứng cấp tính.
Gặp chấn thương
Các chấn thương rách cơ hoặc viêm gân do tập luyện cường độ cao khiến các cơ phải vận động quá mức, hao hụt lượng lớn cơ bắp. Đặc biệt, vận động viên điền kinh, vận động viên chạy tiếp sức, cầu lông,… thường xuyên phải tăng tốc nhanh khi tập luyện và thi đấu nên rất dễ bị căng cơ.
Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học khiến máu huyết lưu thông kém, thiếu dưỡng chất nghiêm trọng làm mất cân bằng, mất nước trong cơ thể. Những người đang sử dụng thuốc có thể bị tác dụng phụ căng cơ. Ngoài ra, một số thói quen có thể làm căng cơ vùng bắp chân như:
- Trước khi hoạt động thể chất, không khởi động kỹ cơ bắp.
- Mang giày dép không phù hợp mỗi khi tập luyện.
- Thường xuyên mang giày cao gót.
Cách chữa căng cơ chân hiệu quả
Nghỉ ngơi
Người bị căng cơ ở bắp chân cần nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi, tránh để tình trạng thêm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến các cơ quan liên quan. Trong giai đoạn cơn đau khởi phát, người bệnh cần tạm dừng các hoạt động thể chất để tránh làm tổn thương đến các bó cơ.
Chườm đá
Chườm đá lạnh sẽ làm giảm sung huyết cục bộ và giảm đau tại vùng bị căng cơ. Người bệnh có thể sử dụng túi chườm chuyên dụng đựng đá lạnh đặt lên vết thương từ 10 – 20 phút. Tần suất chườm đá nên cách nhau từ 2 – 3 giờ/lần để có hiệu quả tốt nhất.
Kéo dãn cơ bắp chân
Kéo căng cơ là bài tập phổ biến khi bắp chân bị căng ở mức độ nhẹ hỗ trợ giảm đau bắp chân, tránh bị căng quá lâu. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập kéo căng để hạn chế thực hiện sai cách, gây chấn thương phần mềm.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nhiều người lựa chọn thuốc giảm đau không kê đơn ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc naproxen (Aleve). Tuy nhiên, không nên lạm dụng bởi thuốc có thể tổn hại các cơ quan nội tạng như: gan, mật, thận, dạ dày. Lưu ý, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cơn đau mới nhanh thuyên giảm.
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sẽ giúp phục hồi cơ bắp và loại bỏ các vấn đề xương khớp. Khi điều trị căng cơ cần có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại và được chuyên viên giám sát. Một số bài tập trị liệu có thể tham khảo gồm:
- Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng để nắn chỉnh vị trí xương khớp sai lệch về đúng vị trí giúp loại bỏ cơn đau do căng cơ tận gốc.
- Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu kết hợp cùng dụng cụ vật lý trị liệu sẽ tác động sâu đến các mô cơ loại bỏ tình trạng căng cơ, giảm đau nhức nhanh chóng.
Hiện nay, ngoài đến spa tập vật lý trị liệu thì có thể chọn ghế massage hiện đại với tác dụng xoa bóp, thư giãn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm của Poongsan sở hữu con lăn đấm bóp, túi khí nén, nhiệt hồng ngoại,... sẽ tác dụng chuyên sâu vào từng vùng cơ bắp trên cơ thể.
Phẫu thuật
Trường hợp cơ bắp bị rách, bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị khi cơ bắp bị rách nghiêm trọng. Tuy nhiên, phẫu thuật có tính xâm lấn sâu, chi phí cao và cần nhiều thời gian phục hồi. Hơn nữa, quá trình chăm sóc hậu phẫu phức tạp, có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tình trạng căng cơ bắp chân không thể tự khỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt của người bệnh. Bắp chân bị căng cơ trong thời gian dài sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên chủ động theo dõi và thăm khám ngay khi không có dấu hiệu thuyên giảm trong nhiều ngày.
Ghế Massage Poongsan – Since 2001
Hơn 20 năm đồng hành chăm sóc sức khỏe người Việt.
Website: https://poongsankorea.vn/
Địa chỉ:
Trụ sở chính: Tầng M, Tòa nhà Quang Minh N02-T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà NộiChi nhánh: 12C-12D Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hotline (miễn cước): 19002296
Email: info@poongsankorea.vn
- Fanpage chính thức: https://www.facebook.com/Poongsanboss
- Shopee Mall: https://shopee.vn/poongsan.vn
Liên hệ để để được tư vấn nhanh nhất! Xin cảm ơn