Trong cuộc sống, áp lực từ công việc, chăm sóc con cái, tài chính, cạnh tranh, mâu thuẫn khiến bạn mệt mỏi cả thể chất và tinh thần. Về lâu dài, những áp lực trên sẽ khiến bạn bị suy giảm sức khỏe trầm trọng. Vậy có những cách nào để giải tỏa áp lực cuộc sống, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Áp lực cuộc sống là gì?
Áp lực cuộc sống là trạng thái tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, âu lo mà bất cứ ai cũng phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là áp lực từ gia đình, xã hội, tài chính, quan hệ cá nhân,... làm ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe cũng như hiệu suất công việc.
Nhiều người cho rằng những áp lực trong cuộc đời cũng có mặt tích cực. Nó thúc đẩy con người nỗ lực để khẳng định và hoàn thiện bản thân tốt hơn. Nhưng thực tế, những áp lực đều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khiến bản thân gặp vấn đề tâm lý.
Các cách giảm áp lực cuộc sống hiệu quả
Suy nghĩ tích cực mỗi ngày
Suy nghĩ tích cực, không dồn nén bản thân và không nhốt mình trong tiêu cực là cách hiệu quả giảm áp lực cuộc sống. Hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống để bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn, không còn mệt mỏi.
Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
Cho phép bản thân nghỉ ngơi và thư giãn ít nhất 30 phút/ ngày để giải tỏa mệt mỏi, xoa dịu tinh thần. Tốt nhất, hãy nghỉ ngơi từ 10 - 15 phút xen kẽ trong thời gian làm việc để nạp lại năng lượng tích cực. Trường hợp, công việc quá tải nên sắp xếp thời gian cho những chuyến du lịch để tìm lại hứng khởi.
Chia sẻ áp lực với mọi người
Khi phải ôm đồn quá nhiều việc một mình, vô tình gây ra những áp lực lên tâm lý. Tuy nhiên, bạn nên chia sẻ công việc nhà, chăm sóc con cái, nấu ăn... với người thân. Từ đó, bạn có nhiều thời gian chăm sóc bản thân, không còn căng thẳng hay áp lực.
Tạo ra những thói quen mới
Các thói quen chăm sóc cây cối, chơi đùa với thú cưng, học nấu ăn, vẽ tranh, ngoại ngữ, trang bị thêm kinh nghiệm, kỹ năng sống… sẽ giải tỏa áp lực và những suy nghĩ tiêu cực. Thỉnh thoảng, bạn nên thử làm những điều mới mẻ chưa từng thực hiện để làm mới cuộc sống và tìm lại sự vui vẻ.
Trò chuyện nhiều hơn với người thân, bạn bè
Cuộc sống của mỗi người sẽ có nhiều vấn đề riêng không thể chia sẻ với bất kỳ ai. Nhưng giữ áp lực và suy nghĩ tiêu cực trong lòng, bạn sẽ khó tránh khỏi tâm trạng buồn rầu, chán nản, mệt mỏi. Do đó, hãy dành thời gian trò chuyện với người thân và bạn bè để chia sẻ cảm xúc của bản thân.
Dưới cái nhìn khách quan, bạn bè và người thân sẽ đưa ra lời khuyên đúng đắn giúp giải tỏa những dồn nén và ổn định lại tinh thần.
Lau dọn nhà cửa sạch sẽ
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa The British Medical Journal của Anh, một số người cảm thấy tâm trạng thoải mái hơn khi thực hiện lau dọn, hút bụi, rửa chén tại nhà.
Thói quen dọn dẹp tương tự tập thể dục hay chơi thể thao, đòi hỏi sự tập trung cao có tác dụng ngăn cản chứng rối loạn tinh thần. Ngoài ra, không gian sống sạch sẽ, thơm tho cũng góp phần khiến tâm trạng được cải thiện tốt.
Vận động thường xuyên
Các hoạt động thể dục, thể thao khiến não bộ sản xuất endorphin - loại hormone giúp thư giãn, ức chế cơn đau và tạo cảm giác phấn chấn, lạc quan. Đồng thời, tập thể dục ngăn ngừa sản sinh cortisol từ tuyến thượng thận khi căng thẳng, lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi.
Vì vậy, sau những giờ làm việc căng thẳng nên dành từ 20 – 40 phút tập thể dục để tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện độ dẻo dai của xương khớp.
Tập hít thở, yoga và thiền định
Hít thở sâu, tập yoga và thiền định là những phương pháp nâng cao thể chất, nuôi dưỡng tinh thần hiệu quả. Thói quen tập yoga yêu cầu hít thở thật sâu và thiền định để bình ổn tâm trạng, xua tan căng thẳng, phiền muộn, rèn luyện sự tập trung. Thói quen này có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi và cần duy trì trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả.
Không tự tạo áp lực cho bản thân
Một số người tự đặt cho mình mục tiêu quá cao dẫn đến trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, phiền muộn,… Vì thế, bạn chỉ nên đặt ra mục tiêu phù hợp với năng lực. Đồng thời, hãy đánh giá lại bản thân ở hiện tại so với quá khứ sẽ thấy tâm trạng thoải mái hơn.
Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử
Không thể phủ nhận vai trò của các thiết bị điện tử trong đời sống hàng ngày nhưng chúng có thể khiến bạn thêm mệt mỏi và căng thẳng. Các thông tin trên mạng xã hội có thể đem lại cảm giác tiêu cực nhiều hơn là tích cực.
Do đó, bạn nên giảm thời gian sử dụng điện thoại, laptop, máy tính bảng, tivi, không mở máy tính check email hay tin nhắn trời thời gian nghỉ ngơi để tránh cảm giác bất an luôn thường trực.
Lên kế hoạch làm việc và học tập
Áp lực đôi khi bắt nguồn từ học tập kém, công việc chậm trễ, thường xuyên sai sót và không đạt kết quả tốt. Vì vậy, hãy kế hoạch rõ ràng khi làm việc hay học tập để quản lý chất lượng chặt chẽ hơn. Hơn nữa, việc lập kế hoạch còn giúp bạn dành thời gian để có thể nghỉ ngơi, thư giãn khoa học.
Thực hiện ăn uống đúng giờ
Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đủ bữa giúp bạn giải tỏa áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Khi thưởng thức món ăn ngon còn phòng ngừa trầm cảm, rối loạn lo âu và nhiều vấn đề tâm lý khác. Vì vậy, bổ sung các loại thực phẩm như: rau xanh, trái cây, cá hồi, các loại hạt, đậu, sữa chua,… giúp giảm stress. Đồng thời, thói quen nạp năng lượng tốt góp phần cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và không còn mỏi mệt.
Học cách nói lời từ chối
Việc nhận lời giúp đỡ từ bạn bè hay đồng nghiệp một cách dễ dàng có thể khiến bạn bị quá tải trong công việc. Hãy học cách nói “không”, từ chối những lời nhờ vả mà bạn cảm thấy không thoải mái. Ngoài ra, cần chọn lọc những lời nhờ vả sẽ khiến tâm trạng thoải mái không còn áp lực.
Tham vấn bác sĩ tâm lý
Áp lực kéo dài khiến tâm lý không được giải tỏa, tâm trạng bất ổn sẽ khó kiểm soát hơn. Lúc này, tìm gặp chuyên gia để xin tư vấn tâm lý là cách hiệu quả nhất. Các bác sĩ tâm lý sẽ tìm nguyên nhân dẫn đến áp lực và đưa ra lời khuyên giúp bạn giải tỏa cảm xúc, không còn rối loạn tâm thần.
Giữ thái độ vui vẻ, lạc quan
Những người giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ thường ít khi cảm thấy bi chán nản, mệt mỏi. Thực tế khi cuộc sống có nhiều áp lực thì không thể tránh khỏi những lần bản thân thất vọng. Tuy nhiên, hãy giữ thái độ tích cực, lạc quan, thể hiện tinh thần cầu tiến và hướng đến cuộc sống tốt đẹp.
Đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc
Những người có thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc sẽ tránh được những suy nghĩ tiêu cực cho bản thân. Duy trì thói quen này sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể, tâm trạng thoải mái và hào hứng hơn khi làm việc. Lưu ý, khung giờ vàng cho giấc ngủ là trước 11 giờ tối và ngủ ít nhất 7-9 tiếng mỗi đêm.
Trải nghiệm massage thư giãn
Phương pháp massage thư giãn dễ dàng giúp bạn giải tỏa áp lực, lấy lại tinh thần thoải mái và cải thiện sức khỏe. Quá trình massage sẽ tác động sâu vào từng vùng huyệt đạo nhằm kích thích tăng tuần hoàn máu não, ổn định huyết áp, mang lại cho bạn sự thư thái. Chỉ massage 15 phút/ ngày giúp xoa dịu cơn đau xương khớp, giải tỏa căng thăng đem lại giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Có thể thấy, dành thời gian nghỉ ngơi và suy nghĩ tích cực là phương pháp giải tỏa áp lực cuộc sống hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn đọc sách, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè, du lịch hoặc sắm ngay cho mình một chiếc ghế massage để thư giãn cả về thể chất và tinh thần ngay tại nhà mỗi ngày.
Nếu bạn đang muốn sở hữu sản phẩm ghế massage, máy massage, gối massage, đệm massage chất lượng, vui lòng liên Hotline 1900 232396 hoặc trải nghiệm trực tiếp tại Hệ thống Showroom Poongsan trên toàn quốc.
Ghế Massage Poongsan – Since 2001
Hơn 20 năm đồng hành chăm sóc sức khỏe người Việt.
Website: https://poongsankorea.vn/
Địa chỉ:
Trụ sở chính: Tầng M, Tòa nhà Quang Minh N02-T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà NộiChi nhánh: 12C-12D Nguyên Hồng, Phường 1, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hotline (miễn cước): 19002296
Email: info@poongsankorea.vn
- Fanpage chính thức: https://www.facebook.com/Poongsanboss
- Shopee Mall: https://shopee.vn/poongsan.vn
Liên hệ để để được tư vấn nhanh nhất! Xin cảm ơn