THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ: DẤU HIỆU, CÁCH CHỮA TRỊ VÀ PHỤC HỒI

Thứ năm, 25/05/2023 13:19 (GMT+07)

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có thói quen cử động mạnh vùng cổ. Lâu ngày, căn bệnh này có thể gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Để hiểu hơn về căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ, mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) là bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống thường gặp nhất ở đoạn C5-C6-C7. Bệnh thoái hóa cột sống cổ làm suy giảm chức năng của các đốt sống, các khớp đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng gây đau vùng cổ, đặc biệt là khi vận động vùng cổ.

Hiện nay, thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội, không chỉ ở những người cao tuổi mà còn ở cả những người trẻ tuổi. Quá trình hình thành bệnh thoái hóa cột sống cổ lâu dài, tiến triển chậm, tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau ở cả nam và nữ. Hậu quả của bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe về lâu dài khiến bạn khó khăn hơn trong quá trình sinh sống và làm việc.

Tổng quan về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Một số triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Đa số các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống có cảm giác đau buốt khó chịu khi cử động. Người bệnh thường có biểu hiện điển hình như cảm giác đau, mỏi, nhức cử động cổ một cách khó khăn.

Đau vùng cổ

Triệu chứng đầu tiên của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là cử động cổ bị vướng và đau, có thể đôi khi bị vẹo cổ. Những cơn đau vùng cổ thương bắt đầu từ gáy lan ra tai, cổ, lên đầu gây nhức ở vùng chẩm, vùng trán, lan xuống bả vai, một bên cánh tay hay ở cả hai bên.

Mất cảm giác ở tay

Sự chèn ép vào cột sống và lớp sụn khớp thoái hóa ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh vận động ở tay. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể làm chậm khả năng vận động, thậm chí gây mất cảm giác tay. Do đó, bạn cần phục hồi chức năng thoái hóa đốt sống cổ để cải thiện cho quá trình sinh hoạt và làm việc của mình.

Đau cứng cổ

Người bệnh bị đau cứng cổ vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy. Ngoài ra, bệnh nhân còn có hiểu hiện bị đau nhức, ê ẩm vùng gáy, sau đầu và cả mảng đầu bên phải làm người bệnh khó khăn khi quay đầu sang hai bên.

Dấu hiệu Lhermitte

Dấu hiệu Lhermitte là triệu chứng sơ khởi của căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng. Bệnh nhân sẽ có cảm giác luồng điện chạy dọc từ cổ xuống cột sống khi cúi cổ về trước, rồi lan xuống tay, chân và các ngón tay, ngón chân. Khi bệnh có diễn tiến tăng nặng sẽ khiến bệnh nhân đối mặt với chứng thoái hóa đa xơ cứng rất nguy hiểm.

Một số triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống cổ

Nguyên nhân gây ra bệnh ở các đốt sống cổ do thói quen ngồi nhiều trong công việc, lao động nặng, vận động mạnh hoặc do tuổi tác.

Hoạt động sai tư thế

Ngồi làm việc liên tục, nằm giữ nguyên ở một tư thế, ít vận động,... là những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt khi phải cúi, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu, ngồi trước màn hình vi tính, vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc, lựa chọn gối kê quá cao, nằm ngủ sai tư thế đều gây ra thoái hóa đốt sống cổ.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, sụt giảm hàm lượng canxi, vitamin, magie… bởi tuổi tác lớn hoặc không bổ sung dưỡng chất cần thiết trong thời gian tương đối dài đều có thể gây thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa vùng đĩa đệm

Khi tuổi tác càng lớn, các đĩa đệm cột sống sẽ bắt đầu co lại, không tiết dịch nhầy làm cho các đốt sống khó khăn để tiếp xúc với nhau. Về lâu dài, đĩa đệm sẽ xuất hiện các vùng nứt không còn có thể lót giữa các đốt sống của cột sống dẫn đến thoát vị đĩa đệm, có thể ấn vào tủy sống và rễ thần kinh.

Gai đốt sống, xơ hóa dây chằng

Những gai xương hình thành do thoái hóa đĩa đệm thường dẫn đến việc chèn ép tủy sống và rễ thần kinh. Bên cạnh đó, việc xơ hóa dây chằng kết nối với xương cũng khiến cho khả năng vận động của vùng cổ trở nên kém linh hoạt hơn.

Nằm ngủ sai tư thế đều gây ra thoái hóa đốt sống cổ

Cách tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Các bài tập phục hồi chức năng thoái hóa đốt sống cổ đơn giản sẽ giúp giảm cơn đau, tăng cường cấu trúc xương quanh vùng cổ, giảm thiểu các vấn đề liên quan đến vùng cổ. Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu giúp ngăn ngừa và điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.

Bài tập gập và duỗi cổ

Bước 1: Người tập ngồi thoải mái trên ghế hoặc đứng thẳng hai chân rộng bằng vai

Bước 2: Đan các ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng lên trên ép chặt trước bụng, cổ gập về phía trước, giữ cằm chạm vào ngực.

Bước 3: Tiếp theo hai tay vẫn duỗi thẳng, úp lòng bàn tay xuống dưới, ngửa đầu ra sau từ 3-5 giây, lặp lại từ 3-5 lần/ngày.

Bước 4: Thực hiện động tác duỗi cột sống cổ bằng cách đặt lòng bàn tay trái (hoặc phải) lên sau gáy. Từ từ đẩy đầu về phía sau, bàn tay đặt sau gáy giữ không để cột sống cổ ngửa ra sau. Giữ nguyên tư thế khoảng 10 giây, lặp lại 10 lần, tập 1-2 lần/ngày.

Bài tập xoay cổ

Bước 1: Ngồi cúi thấp cổ chạm cằm và giữ lưng thẳng.

Bước 2: Thực hiện nghiêng đầu lần lượt sang trái, phải gập vào bả vai trái, phải rồi ngửa cổ ra sau, mắt hướng lên trần nhà.

Bước 3: Thực hiện lại mỗi thao tác khoảng 5 giây, lặp lại 2 lần và dừng lại khi cảm thấy căng cơ cổ.

Các bài tập phục hồi chức năng thoái hóa đốt sống cổ đơn giản

Bài tập tạo lực cân bằng

Bước 1: Đặt 2 tay phía trước trán, tạo lực đẩy đầu về phía sau

Bước 2: Giữ đầu và cổ ở vị trí thẳng đứng để tạo lực cân bằng chống lại lực của tay

Bước 3: Để nguyên tư thế trong 10 giây, từ từ hạ tay xuống, lặp lại động tác khoảng 5 lần/ngày

Bài tập thả lỏng cơ cổ

Với bài tập thả lỏng cơ cổ, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi khi cảm thấy mỏi cổ. Cách tập giảm mỏi và thư giãn vùng cơ cổ như sau:

Bước 1: Sử dụng các ngón tay miết nhẹ từ chân tóc xuống khu vực cổ, hai vai gáy và ngược lại

Bước 2: Xoay tròn bả vai với tốc độ chậm trong khoảng 2-3 phút nhằm giúp các cơ và khớp cổ cảm giác được thả lỏng

Bài tập kéo giãn 2 bên cơ cổ

Bước 1: Đứng thẳng hoặc ngồi thẳng, mắt hướng về phía trước

Bước 2: Nghiêng đầu về bên phải, đặt tay lên vai trái giữ tư thế này 30 giây cho mỗi bên, lặp lại 3 lần cho đến cơ cổ mỗi bên cho đến khi cảm thấy căng

Bài tập vùng cổ và bả vai

Bước 1: Nằm tư thế sấp xuống, đầu có thể gối lên khăn hoặc gối mỏng

Bước 2: Đưa 2 tay vươn về phía trước, giữ tư thế này trong 5 giây. Tiếp tục thực hiện 10 lần

Bước 3: Mở rộng 2 vai, giơ cao cánh tay tạo thành hình chữ V, giữ tư thế trong 5 giây và lặp lại 10 lần

Bước 4: Tiếp tục giơ cao cánh tay, ngửa cổ lên, chạm lòng bàn tay vào nhau để ép 2 cánh tay, giữ 5 giây và lặp lại động tác 10 lần

Bước 5: Bạn giang hai tay thẳng sang 2 bên, giữ trong 10 giây và lặp lại 10 lần.

Bài tập vùng cổ và bả vai cải thiện khả năng hoạt động linh hoạt

Lưu ý khi tập luyện điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Với những trường hợp điều trị sớm bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần chú ý một số điểm như sau.

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Trước khi thực hiện bất kỳ bài tập điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước để lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên liên quan đến tần suất luyện tập và chế độ ăn uống để giúp bạn cải thiện sức khỏe tốt nhất.

Thực hiện bài tập nhẹ nhàng

Người tập cần thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, trong tư thế thoải mái cho đến hết tầm vận động bình thường, không gồng mình, không lên gân. Nếu quá trình tập bạn cảm thấy cơn đau tăng nặng thì nên dừng lại rồi từ từ tăng dần cường độ ở những ngày tiếp theo.

Tần suất luyện tập

Luyện tập với tần suất lớn sẽ không giúp bạn cải thiện bệnh thoát vị cột sống cổ một cách nhanh chóng. Theo đó, bạn chỉ nên tập từ 1-2 lần cho một bài tập, rồi tăng dần tần suất lên. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế những động tác cúi đầu quá mức đột ngột với cột sống và vận động vặn, nắn, bẻ vai.

Tăng cường xoa bóp thư giãn

Một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp tăng cường xoa bóp thư giãn cổ, vai, gáy. Các liệu trình massage tại spa hoặc sử dụng các thiết bị xoa bóp, bấm huyệt hiện đại. Hiện nay, ghế massage tại nhà là một trong những sản phẩm hiệu quả trong việc trị liệu thoái hóa đốt sống cổ. Theo đó, các kỹ thuật và công nghệ massage của ghế sẽ giúp giảm đau nhức mỏi nhanh chóng vùng cổ, vai, gáy.

Lưu ý khi tập luyện điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh thoái hóa đốt sống cổ và cách phục hồi chức năng hiệu quả. Hy vọng bạn có thể ứng dụng những thông tin trên để cải thiện sức khỏe tốt hơn. Để biết thêm thông tin về sản phẩm ghế massage chất lượng, vui lòng liên hệ Hotline 1900 232396 hoặc trải nghiệm trực tiếp tại Hệ thống Showroom Poongsan trên toàn quốc.

Poongsan – Thương hiệu chăm sóc sức khỏe Hàn Quốc hơn 20 năm đồng hành cùng hàng triệu gia đình Việt. Với mục tiêu cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng, Poongsan cung cấp các thiết bị chất lượng hàng đầu như ghế massage, máy chạy bộ, xe đạp tập... tại Hệ thống hơn 100 showroom trải dài toàn quốc.

Chia sẻ:

NHẬN TƯ VẤN NHANH TỪ POONGSAN

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn!

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn!