PHÒNG NGỪA BỆNH TAI BIẾN VÀ CÁCH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN

Thứ năm, 25/05/2023 13:25 (GMT+07)

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có nhiều biến chứng khôn lường đối với sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về bệnh tai biến đột quỵ, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh tai biến đột quỵ là gì?

Tai biến (đột quỵ) xảy ra khi tắc nghẽn mạch máu gây thiếu máu cung cấp cho não. Các biến chứng của tai biến nguy hiểm, khó để phục hồi chức năng vận động và sức khỏe tổng thể. Với mức độ nhẹ, người bệnh chỉ bị liệt một nửa cơ thể và vẫn có khả năng hồi phục cao đến 70 - 80%. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, người bệnh bị vỡ mạch máu não, cộng thêm tuổi cao sức yếu thì rất khó phục hồi dù được điều trị tốt cũng khó có thể cải thiện được như ban đầu.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng của người bệnh bị tai biến đột quỵ cụ thể như sau.

  • Tuổi tác: người trẻ tuổi ít bị tai biến, có khả năng phục hồi tốt hơn người già
  • Tiền sử bệnh tật: người trẻ chưa từng bị tai biến, chỉ bị tai biến nhẹ dễ phục hồi hơn người bệnh nặng
  • Các yếu tố tâm lý: người có tâm lý phấn chấn, lạc quan phục hồi tốt hơn
  • Tần suất luyện tập: thường xuyên, liên tục, kiên trì, có sự giúp đỡ, hỗ trợ của người thân để đẩy lùi bệnh tật nhanh hơn

Tai biến (đột quỵ) xảy ra khi tắc nghẽn mạch máu gây thiếu máu cung cấp cho não

Biến chứng của bệnh tai biến đột quỵ bạn cần biết

Bệnh tai biến đột quỵ ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe, tâm lý, dẫn đến khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn. Các biến chứng có liên quan đến các cơ quan tim, viêm phổi, tắc nghẽn tĩnh mạch, khó nuốt, co cứng chi, mất khả năng nói,... Cụ thể như sau.

Phù nề não

Phù nề não là biến chứng về thần kinh cấp tính sau đột quỵ do áp lực nội soi ngăn cản máu lên não, làm mất lượng oxy cần thiết cung cấp cho não. Hiện tượng phù nề não khiến tổn thương và chết tế bào não làm giảm nhận thức, mất trí nhớ, động kinh, co giật, không tự chủ được hành động.

Giảm thị lực, mất khả năng nói

Người bị đột quỵ thường có dấu hiệu khó nói, nói không đầy đủ, nói từ vô nghĩa, không hiểu người khác nói gì, rối loạn thị giác. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị giảm hoặc mất thị lực ở 1 hoặc cả hai mắt.

Viêm loét da do tỳ đè

Sau đột quỵ người bệnh có thể bị liệt nửa người hoặc liệt nửa người do ảnh hưởng của hệ thần kinh vận động. Tuy nhiên, khi thời gian nằm liệt giường kéo dài thường khiến người bị đột quỵ phải nằm hoặc ngồi yên tại chỗ. Điều này sẽ gây viêm loét ngoài da do tỳ đè, nhiễm trùng đường tiết niệu do đặt ống thông foley.

Viêm phổi

Những bệnh nhân bị đột quỵ tai biến mạch máu não thường gặp khó khăn trong khi nuốt dễ dẫn đến hiện tượng hít phải thức ăn, đồ uống gây viêm phổi. Nếu lượng thức ăn rơi vào phổi quá nhiều sẽ khiến tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp nặng ảnh hưởng đến tính mạng.

Co cứng chi

Hiện tượng rối loạn kiểm soát vận động - cảm giác ở những người bị đột quỵ gây hệ lụy là mất khả năng vận động, một tay bị yếu hoặc liệt. Bên cạnh đó, việc mất khả năng vận động hoặc hạn chế vận động khiến cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân sẽ gây ra sưng đau, tắc nghẽn mạch máu nghiêm trọng.

Biến chứng của bệnh tai biến đột quỵ bạn cần biết

Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến

Tai biến đột quỵ có quá trình phục hồi chậm, lâu dài, cần kiên trì và không nóng vội. Việc luyện tập các bài tập phục hồi cơ bên liệt sẽ giúp người bệnh dễ dàng di chuyển đồng thời đề phòng được các biến chứng teo khớp, cứng cơ… Dưới đây là các bài tập chức năng sau tai biến đơn giản giúp bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe tại nhà.

Tập lăn trở người

Trong giai đoạn đầu tiên, người thân có thể hỗ trợ bệnh nhân thay đổi tư thế nằm hoặc lăn trở bằng cách lăn sang bên lành, đặt tay không bị liệt vào tay liệt rồi gập gối và háng bên bị liệt lại. Sau đó dùng tay lành kéo tay liệt sang phía đó và đẩy hông của người bệnh xoay về phía bên lành hoặc nâng chân, tay lành, đưa về phía bị liệt rồi xoay thân mình sang đó là được.

Tập nắm, kéo, giữ đồ vật

Bài tập vật lý trị liệu vận động theo thói quen sinh hoạt mỗi ngày có thể áp dụng cho người bị tai biến mạch máu não. Theo đó, bạn có thể hỗ trợ người bệnh tự làm các hoạt động như: chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân, đánh răng, tắm rửa, ăn uống, chải đầu, thay quần áo, cởi quần, áo theo thứ tự… một cách chậm rãi, khéo léo và nhẹ nhàng.

Tập đứng và giữ thăng bằng

Để tập đứng và giữ thăng bằng, người nhà cần hướng dẫn cho bệnh nhân thực hiện lần lượt các động tác như sau. Đầu tiên chia đều trọng lượng cho 2 chân, nhẹ nhàng nghiêng người, quay đầu, đưa hai tay sang phải, sang trái, lên đầu hoặc hướng lên trần nhà. Sau đó, tập co duỗi, gấp các bộ phận khớp gối, khớp háng rồi từ từ ngồi và đứng dậy.

Để tập đứng và giữ thăng bằng, người nhà cần hướng dẫn cho bệnh nhân

Tập xoay nghiêng đầu, cổ

Để tập xoay nghiêng đầu, cổ, người nhà thực hiện đỡ bệnh nhân từ từ ngồi dậy rồi nhẹ nhàng hướng dẫn cho người bệnh tập ngoái cổ về phía 2 bên vai, phía sau hoặc cúi đầu, ngẩng lên.

Tập co duỗi chân và đi bộ

Hầu hết, các bệnh nhân bị tai biến đều muốn tự đứng lên và bước đi. Sau khi người bệnh đã biết đứng và giữ được thăng bằng, bạn nên cho bệnh nhân tập đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày. Trong khoảng thời gian đầu tiên, bệnh nhân sẽ cần người nhà hỗ trợ, giúp đỡ vịn tay. Sau khoảng thời gian chịu khó, kiên trì tập luyện sẽ càng ngày càng tiến bộ và có thể tự đi lại được.

Tập nâng người

Bài tập nâng người ra khỏi giường, để bệnh nhân nằm ngửa rồi đặt hai tay dọc theo thân minh, hai chân đặt sát nhau, gấp lại, cố gắng nâng hông càng cao và lâu càng tốt. Bạn có thể đếm số để biết ước chừng và làm đi làm lại khoảng 10 - 12 lần/ngày.

Tập cử động cho tay

Một trong những bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến đơn giản nhất là tập tay. Người bệnh cần duỗi, gấp đi gấp lại cánh tay bên bị liệt, đưa hai tay lên phía đầu, đan vào ngón tay, đưa hai tay cùng duỗi thẳng về phía đầu. Tiếp theo, người bệnh cần cố gắng đặt khuỷu tay ngang tai và hạ về vị trí cũ, mỗi động tác tập từ 10-15 lần/ngày.

Tập nói

Hiện nay, có khoảng 20% bệnh nhân bị tai biến sẽ biến mất tiếng nói vì thế người nhà hãy giúp đỡ họ tập nói lại. Đây là bài tập phục hồi chức năng cho người tai biến được khuyến khích thực hiện. Theo đó, bằng những cách đơn giản như đọc bảng chữ cái, đếm số, mô tả đồ vật xung quanh, tập đọc đoạn văn ngắn hoặc dài… dần dần tăng lên độ khó hơn sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.

Tập nói được khuyến khích thực hiện để phục hồi chức năng cho người tai biến

Lưu ý khi tập phục hồi chức năng sau tai biến

Để có thể phục hồi chức năng sau tai biến hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề cụ thể như sau.

Loại bỏ nguy cơ gây tai biến

Nếu bạn cảm thấy sức khỏe không ổn định, có nguy cơ mắc một số bệnh là tiền thân của tai biến như huyết áp, tim mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim… thì cần đi đến bệnh viện thăm khám, điều trị kịp thời và chữa dứt điểm hoàn toàn.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Để giúp người bệnh phục hồi chức năng sau tai biến là đảm bảo đầy đủ thực đơn, chế độ dinh dưỡng. Thức ăn của bệnh nhân cần được chế biến mềm, nhừ để dễ hấp thu và tiêu hóa. Người nhà nên chọn mua nguồn thực phẩm xanh sạch an toàn để bổ sung năng lượng và dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh. Không sử dụng đồ ăn thức uống lên men, chiên rán, nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích, thức uống có cồn, gas,v.v.

Kiên trì luyện tập thường xuyên

Căn bệnh này thường có khả năng phục hồi tốt trong 3 tháng đầu, chậm hơn ở 3 tháng tiếp theo và rất chậm khi đã ngoài 6 tháng. Quá trình phục hồi sức khỏe hay chức năng là một hành trình gian truân, vất vả nên cần sự kiên trì, chịu khó và quyết tâm cao độ của người bệnh. Đồng thời, người bệnh luôn cần có sự hỗ trợ, động viên của người thân ở bên cạnh thì khả năng phục hồi sẽ cao hơn.

Người bệnh cần có sự hỗ trợ, động viên của người thân để phục hồi tốt hơn

Vị trí đặt giường bệnh

Để người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh thì mọi người nên kê giường bệnh ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, vị trí phù hợp, thuận tiện cho cả người chăm sóc. Bạn có thể sử dụng giường tre hoặc nên có đệm hơi, đệm nước để đề phòng bệnh lở loét ngoài da.

Quan sát bệnh nhân khi luyện tập

Khi bệnh nhân luyện tập, người thân cần luôn ở bên cạnh chú ý quan sát để hỗ trợ, động viên và có thể giúp đỡ kịp thời khi người bệnh cần. Tuy nhiên, bạn vẫn nên để cho người bệnh tự giác, tự chủ động tập luyện nhiều hơn, chỉ khi nào thực sự cần thiết mới hỗ trợ.

Người thân cần luôn ở bên cạnh chú ý quan sát để hỗ trợ, động viên người bệnh

Sử dụng thiết bị luyện tập gián tiếp

Các thiết bị luyện tập gián tiếp có chức năng co bóp chuyên sâu có thể thay thế người hỗ trợ, giúp người bệnh tự phục hồi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, một số thiết bị còn tích hợp nhiệt hồng ngoại nhằm xoa dịu và ngăn chặn các cơn đau đối với những người bị tai biến nhẹ.

Hiện nay, sản phẩm ghế massage sở hữu chức năng không trọng lực có cơ chế ngả ghế lên đến 138 độ, tự động gập duỗi đầu gối, massage cẳng tay, cẳng chân tăng tuần hoàn máu, chống teo cơ, đấm bóp chuyên sâu trên toàn bộ vùng cổ, vai, gáy lưng, hông giúp phục hồi và hạn chế co cứng khớp. Chức năng sưởi ấm nhiệt hồng ngoại kết hợp con lăn massage đa chiều sẽ xoa dịu cơn đau, làm mềm và giảm hiện tượng bị co cứng khớp đột ngột. 

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về bệnh tai biến nguy hiểm tương đối phổ biến hiện nay. Hy vọng, bạn có thể ứng dụng các kiến thức trên để phòng tránh và tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bị tai biến hiệu quả. 

Nếu bạn đang muốn sở hữu thiết bị ghế massage chăm sóc sức khỏe, vui lòng liên hệ Hotline 1900 232396 hoặc trải nghiệm trực tiếp tại Hệ thống Showroom Poongsan trên toàn quốc.

Poongsan – Thương hiệu chăm sóc sức khỏe Hàn Quốc hơn 20 năm đồng hành cùng hàng triệu gia đình Việt. Với mục tiêu cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng, Poongsan cung cấp các thiết bị chất lượng hàng đầu như ghế massage, máy chạy bộ, xe đạp tập... tại Hệ thống hơn 100 showroom trải dài toàn quốc.

Chia sẻ:

NHẬN TƯ VẤN NHANH TỪ POONGSAN

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn!

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn!